Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về cơ quan nào?

Đối với không ít cá nhân, tổ chức, việc được trao quyền sử dụng đất đóng vai trò ngày càng trở nên quan trọng, trong các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Do đó, các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về cơ quan nào, điều này giúp cho việc thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh chóng, chính xác hơn. 

thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai năm 2013 về Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ta có thể nhận thấy chỉ có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vừa có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao và vừa  có quyền uỷ quyền cho cơ quan tài nguyên môi trường cùng cấp để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liền kề với đất cho các đối tượng nêu trên. 

thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Còn trong trường hợp người được cấp Giấy là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư người Việt cư trú tại nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì thẩm quyền này thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân, tổ chức đó cư trú. Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được nêu ở khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai năm 2013.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường

thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Sở tài nguyên và môi trường trong một số trường hợp cụ thể. Theo đó thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ được chia làm 2 trường hợp.

Trường hợp đối với các địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài ra Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực  hiện việc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trường hợp đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện trong những trường hợp cụ thể bao gồm: cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến cho rằng thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại nhiều luật, nghị định sẽ tạo nên sự khó khăn trong việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong từng trường hợp. Ngoài ra những quy định này cũng đang tạo gánh nặng lên các cơ quan nhà nước đặt biệt là UBND cấp huyện, tỉnh vì ngoài việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì UBND cấp tỉnh, huyện còn có trách nhiệm xem xét lại những hồ sơ mà UBND cấp huyện, tỉnh đã cấp trước đó. Xét về mặt chuyên môn, có thể thấy việc xác nhận thay đổi, xem xét rủi ro là hoạt động mang tính nghiệp vụ mà Văn phòng đăng ký đất đai hay các văn phòng chuyên môn về đất đai khác có thể thực hiện được, thậm chí thực hiện tốt hơn so với UBND cấp huyện, tỉnh.

Bài viết trên đã giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan và trong trường hợp cụ thể nào thì thẩm quyền này sẽ thuộc về UBND cấp huyện, tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường. Hy vọng với những thông tin trên bạn có thể dễ dàng xác định được chính xác thẩm quyền của các cơ quan nói trên và thực hiện các thủ tục pháp lý dễ dàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *