Tiêu chuẩn thiết kế thư viện công cộng ở Việt Nam

Việc thiết kế nhà và các công trình công cộng đòi hỏi phải đảm bảo nhiều yếu tố trong đó đặc biệt là độ an toàn, bền vững và tính thẩm mỹ,… Do đó việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc gia trong đó có Tiêu chuẩn thiết kế thư viện công cộng là vô cùng quan trọng.

Cùng với hệ thống thư viện công lập, mô hình thư viện tư nhân, thư viện cơ sở… đã góp phần không nhỏ trong phát triển văn hóa đọc, nâng cao dân trí và xây dựng xã hội học tập.

tiêu chuẩn thiết kế thư viện công cộng

Tiêu chuẩn thiết kế thư viện công cộng liên quan đến việc đánh giá loại hình thư viện

Mục đích chính của tiêu chuẩn là xác nhận việc sử dụng các chỉ số đánh giá hoạt động về chất lượng dịch vụ trong thư viện và phổ biến kiến thức về cách đánh giá hoạt động.

Tiêu chuẩn thiết kế thư viện công cộng yêu cầu của một chỉ số đánh giá hoạt động dành cho thư viện và xây dựng một bộ chỉ số để loại hình thư viện công cộng áp dụng. Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn cách thức áp dụng bộ chỉ số đánh giá hoạt động tại các thư viện chưa áp dụng các chỉ số này.

Chất lượng của hoạt động thư viện liên quan đến các vấn đề có phạm vi rộng hơn thuộc lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn này công nhận và hỗ trợ các tiêu chuẩn quốc tế do ISO/TC 176 xây dựng.

Tiêu chuẩn cung cấp các thuật ngữ được chuẩn hóa và các định nghĩa súc tích về các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện. Hơn nữa, tiêu chuẩn còn bao gồm mô tả ngắn gọn về các chỉ số, về cách thu thập và phân tích các dữ liệu cần thiết. Thông tin chi tiết liên quan đến phương pháp luận và phép phân tích đề cập trong tài liệu được liệt kê tại phần Thư mục tài liệu tham khảo.

Tên của mỗi chỉ số trong tiêu chuẩn là duy nhất, tuy nhiên, đôi khi tên này khác so với tên trong tài liệu được dùng làm căn cứ. Những khác biệt này đều được ghi lại trong phần mô tả chỉ số.

Các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện trong tiêu chuẩn này được ghi chép cụ thể trong các tài liệu có liên quan, được thử nghiệm đầy đủ trong thực tế và đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Một số mô tả chỉ số còn kèm theo thông tin hiệu chỉnh chỉ số đề cập trong tài liệu khác; điều này phản ánh kinh nghiệm thực tiễn hoặc sự cần thiết phải tiến hành khái quát hóa. Tỷ lệ dữ liệu đầu vào và tỷ lệ dựa trên nguồn lực đều được đề cập rõ ràng trong các tài liệu và là ngữ cảnh cho việc xác định các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện trong tiêu chuẩn này.

Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, còn thiếu một số chỉ số đã được thử nghiệm và ghi nhận cho một số hoạt động và dịch vụ thư viện. Ngoài ra, chỉ số về dịch vụ điện tử sẽ tiếp tục được xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, cần có sự giám sát bởi các chỉ số này liên quan đến các chỉ số khác trong tiêu chuẩn. Cần khuyến khích cộng đồng những người làm công tác thư viện và thông tin tham gia vào việc thiết lập cơ chế và ưu tiên xây dựng chỉ số phù hợp với các hoạt động và nguồn lực mới hoặc hiện có của thư viện.

Tiêu chuẩn được một nhóm công tác thực hiện nhiệm vụ theo dõi sự phát triển và bổ sung chỉ số khác khi đã được thử nghiệm và công nhận.

Tổng kết 

Có thể nói, mô hình thư viện tư nhân, thư viện dòng họ, không gian đọc… ngày càng phát triển mạnh. Đòi hỏi Tiêu chuẩn thiết kế thư viện công cộng càng phải được hoàn thiện để đảm bảo cho sự phát triển nhanh chóng của mô hình thư viện công cộng. Trên cả nước, hiện có 102 thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng, trong đó 71 thư viện tư nhân hoạt động như thư viện công cộng, 13 thư viện tư nhân chuyên ngành, 18 thư viện tư nhân với hình thức của các thư viện do các gia đình, dòng họ, trong đó nhiều thư viện hoạt động hiệu quả, như: thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (TP Hồ Chí Minh), không gian đọc An Phú (Thái Bình), thư viện của anh Mai Tấn Khoa (Quảng Bình), thư viện của ông Trương Hào (Thừa Thiên – Huế)… Không ít thư viện tư nhân đã trở thành điểm luân chuyển sách của thư viện tỉnh, thư viện huyện và đã trở thành cầu nối giữa thư viện công cộng với bạn đọc ở cơ sở, tiêu biểu như thư viện của ông Bùi Ðình Thăng (Hưng Yên) phục vụ hơn 44.000 lượt độc giả /năm (bao gồm đọc tại thư viện và mượn về), thư viện Vũ Gia (Hòa Bình) phục vụ gần 10.000 lượt bạn đọc…

tiêu chuẩn thiết kế thư viện công cộngSự tương tác từ những mô hình thư viện tư nhân và hệ thống thư viện công lập đã góp phần trang bị cho người dân kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, hình thành lối sống lành mạnh, thân ái, biết yêu thương, chia sẻ; đóng góp vào sự phát triển văn hoá đọc, phục vụ việc học tập, nghiên cứu của nhân dân các địa phương…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn biết thêm về Tiêu chuẩn thiết kế thư viện công cộng ở Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *